Cấu tạo chi tiết các bộ phận của hệ thống phanh thủy và trợ lực chân không
I. Cấu tạo chi tiết các bộ phận của hệ thống phanh thủy và trợ lực chân không
1. Hệ thống phanh thủy lực
Trên hầu hết tất cả các loại xe ô tô con (xe hơi) hiện nay đều sử dụng hệ thống phanh thủy lực hay còn gọi là phanh dầu. Hệ thống phanh thủy lực cũng là nền tảng cho sự phát triển các hệ thống an toàn chủ động khác về sau của ô tô như phanh ABS, hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD, hệ thống điều khiển lực bám TCS, hệ thống cân bằng điện tử ESP, hay hệ thống leo dốc HAC, đổ đèo HDC…
Cấu tạo của hệ thống phanh Bàn đạp phanh Bàn đạp phanh được thiết kế nằm ở vị trí giữa bàn đạp ga và bàn đạp ly hợp có chức năng kích hoạt phanh. Khi người lái đạp phanh, các piston trong xi lanh chính chuyển động tạo áp suất dầu, kích hoạt má phanh và đĩa phanh, ép bánh xe vào tang trống. Bàn đạp phanh có thể bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn, rò rỉ dầu dẫn tới tình trạng lái xe bị hụt phanh hoặc đạp sâu nhưng phanh không ăn.
Dây dầu phanh
Dây dầu phanh ô tô có tác dụng dẫn dầu phanh từ bình chứa xi lanh đến bánh xe. Được gia cố từ chất liệu thép cứng cáp, dây dầu không giãn nở, chịu được nhiệt độ cao trong điều kiện lực phanh lớn.
Má phanh
Trong cấu tạo của hệ thống phanh ô tô, má phanh chính là linh hồn. Đây là tấm đệm được thiết kế đặc biệt bằng chất liệu thép, có nhiệm vụ tiếp xúc với phần quay của phanh để tạo ma sát, giảm tốc độ quay của bánh xe. Do phải chịu lực ma sát liên tục nên má phanh cần được vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ để gia tăng tuổi thọ. Lái xe khi thực hiện thao tác phanh thấy có những hiện tượng như: tiếng kêu lạ, xe bị lệch, vô lăng bị rung, phanh không ăn, đèn cảnh báo má phanh bật sáng cho thấy dấu hiệu đã đến lúc cần thay thế má phanh mới để đảm bảo di chuyển an toàn.
Phanh đĩa
Do có lực phanh mạnh nên phanh đĩa thường được trang bị ở bánh trước ô tô. Phanh đĩa gồm má phanh và đĩa phanh. Khi người lái nhấn phanh, má phanh ép vào đĩa phanh tạo lực ma sát để chuyển động năng thành nhiệt năng, làm chậm tốc độ của xe cho đến khi xe dừng hẳn. Phanh đĩa có thiết kế gọn nhẹ, khả năng thoát nước tốt,có khả năng tự điều chỉnh kích thước kẽ hở giữa má phanh và đĩa phanh khi bị mòn, mang đến tính ổn định khi phanh. Tuy nhiên, phanh đĩa dễ bị hoen gỉ, tạo tiếng ồn do thiết kế hở. Hệ thống đĩa phanh dễ bị bào mòn do lực ma sát lớn. Bên cạnh đó, chi phí lắp đặt, sửa chữa của phanh đĩa khá cao. Chuyên gia ô tô khuyến cáo để tăng tính ổn định và tuổi thọ của phanh đĩa, lái xe nên vệ sinh định kỳ, đúng kỹ thuật.
Phanh tang trống
Phanh tang trống nằm ở phía sau xe với cấu tạo chính gồm guốc phanh, trống phanh, má phanh và một số chi tiết truyền lực khác. Khi lái xe nhấn phanh, xi lanh sẽ ép guốc phanh vào trống phanh tạo nên áp lực giảm tốc độ xe. Ưu điểm lớn nhất của phanh tang trống là giá thành rẻ, bảo dưỡng dễ dàng. Phanh tang trống có khả năng cường hóa, phù hợp với ô tô có trọng tải lớn, vận hành trên địa hình phức tạp. Với thiết kế bao kín, phanh tang trống không chịu tác động khắc nghiệt của môi trường xung quanh và khả năng tản nhiệt kém. Nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài, sự giãn nở nhiệt khiến guốc phanh, má phanh bị bào mòn, có thể dẫn đến mất phanh đột ngột. Để khắc phục tình trạng này, lái xe nên tạm dừng di chuyển, chỉ tiếp tục hành trình khi hệ thống phanh trống đã nguội bớt. Kinh nghiệm của lái xe lâu năm cho biết, với xe trang bị tang trống, khi đổ đèo chỉ dùng cấp số thấp theo phương châm “lên số nào, xuống số đó” để phát huy tính năng của phanh.
Lót phanh
Lót phanh ô tô được làm từ vật liệu chịu nhiệt tốt, có độ mềm, dai và có khả năng ma sát cao. Lót phanh được bao bọc bên trong guốc phanh với chức năng giảm tiếng ồn, tăng ma sát trong quá trình vận hành của phanh.
2. Trợ lực chân không
Bộ trợ lực phanh là một cơ cấu sử dụng độ chênh lệch giữa chân không của động cơ và áp suất khí quyển để tạo ra một lực mạnh (tăng lực) tỷ lệ thuận với lực ấn của bàn đạp để điều khiển các phanh. Bộ trợ lực phanh sử dụng chân không được tạo ra từ đường ống nạp của động cơ.
1-Ống nối với cửa bướm ga;
2-Thân trước
3-Màng trợ lực
4-Thân sau
5-Lò xo hồi vị
6-Van chân không
7-Bulông M8
8-Phớt thân van
9-Màng chắn bụi
10,13-Lò xo hồi vị
11-Lọc khí
12-Cần đẩy
14-Van điều khiển
15-Van không khí
16-Chốt chặn van
A-Buồng áp suất không đổi
B-Buồng áp suất thay đổi;E-lỗ thông với khí trời
K-Lỗ thông giữa A và B